VIDEO CLIPS
Video
Khách hàng được lợi ích gì trong vay tín chấp, vay tiêu dùng?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0868.209.387

Văn phòng - 0868.209.387
Hôm nay: 48 | Tất cả: 116,553
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
TIN TỨC Bản in
 
Đồng coin OPV đa cấp lừa đảo
Tin đăng ngày: 20/5/2023 - Xem: 431
 

OpenLive NFT (OPV) là một loại tiền điện tử được ra mắt vào năm 2021 và hoạt động trên nền tảng Binance Smart Chain (BEP20). OpenLive NFT có nguồn cung hiện tại là 200.000.000. Giá được biết gần đây nhất của OpenLive NFT là 0,248570243766280 USD và biến động -0.42% trong 24 giờ qua. Nó hiện đang được giao dịch trên 1 (các) thị trường đang hoạt động với $ 972.470,97 được giao dịch trong 24 giờ qua. Thông tin thêm có thể được tìm thấy tại https://openlivenft.com/.

Khi mới bước chân vào thị trường tiền điện tử, lượng kiến thức và kinh nghiệm giao dịch còn hạn hẹp cộng thêm tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội, muốn nhanh chóng kiếm được tiền khiến các newbie dễ dàng trở thành những con mồi béo bở của những kẻ lừa đảo. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết những cạm bẫy đó, phân biệt đâu là tiền điện tử chính thống và tiền điện tử lừa đảo. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Để nhận diện đâu là tiền điện tử lừa đảo, trước tiên bạn cần nắm được các chiêu trò mà các kẻ lừa đảo thường áp dụng để thu hút các nhà đầu tư.

Dưới đây là danh sách 5 hình thức lừa đảo phổ biến nhất các bạn cần tránh:

Đồng coin OPV đa cấp lừa đảo

1. Mô hình Ponzi (Ponzi scheme)

Mô hình Ponzi thực chất là một hình thức cho vay tiền. Người tham gia nộp vào một khoản tiền nhất định và sẽ được trả lãi lên đến vài chục phần trăm mỗi tháng, như một khoản lợi nhuận từ số tiền vốn ban đầu (nhưng đó thực ra là tiền của những người đầu tư sau). Nói một cách cụ thể, mô hình Ponzi hoạt động theo hình thức vay tiền của người này để trả cho người khác, nhưng lại thuyết phục những người tham gia rằng đó là lợi nhuận kiếm được từ khoản đầu tư ban đầu mà họ nộp vào mô hình.

Người chủ của các mô hình Ponzi thường lôi kéo các nhà đầu tư mới bằng cách cung cấp lợi nhuận cao hơn so với các khoản đầu tư khác, với lợi nhuận ngắn hạn hoặc là cao bất thường hoặc kéo dài một cách bất thường.

cach-nhan-biet-cac-chieu-tro-lua-dao-tien-dien-tu-pho-bien-hien-nay

Trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của thị trường điện tử, mô hình Ponzi nhanh chóng du nhập vào Việt Nam và trở thành hình thức lừa đảo. BitConnect và Onecoin chính là ví dụ nổi tiếng nhất cho hình thức lừa đảo tiền điện tử bằng mô hình Ponzi.

Bitconnect ra mắt vào đầu năm 2017, với lời hứa về lợi nhuận lên tới 40% mỗi tháng đã thu hút đông đảo người tham gia tại Việt Nam. Đến tháng 1 năm 2018, BitConnect bất ngờ đóng cửa khiến giá của đồng token này rớt thảm hại chỉ còn 20 USD (giá trung bình là 365 USD) khiến các nhà đầu tư mất đến 90% số tài sản họ đã bỏ ra.

Hay như Onecoin – một chương trình lừa đảo theo mô hình Ponzi sẽ trả cho người dùng một khoản hoa hồng khi thuyết phục được người khác mua đồng tiền điện tử OneCoin. Khác với Bitcoin, OneCoin không có sổ cái công khai cũng không có chức năng của hệ thống blockchain mà nó tồn tại trên một mạng riêng. Do đó người đứng đầu có thể dễ dàng kiểm soát nguồn cung và giá tiền điện tử, nhưng họ lại tuyên bố giá cả Onecoin được xác định bởi thị trường và có thể khai thác (mining). Ngoài ra, họ thu hút các nhà đầu tư bằng cách cung cấp hoa hồng cho các thành viên khi giới thiệu thêm người dùng, theo mô hình đa cấp Kim Tự Tháp, bán nhiều gói giao dịch khác nhau và tuyên bố rằng OneCoin sẽ ra mắt IPO trong thời gian sắp tới.

Vậy, làm thế nào để phòng tránh mô hình lừa đảo Ponzi:

  • Cẩn thận với những dự án tiền điện tử mới khuyến khích bạn giới thiệu các nhà đầu tư mới để hưởng lợi nhuận lớn hơn.
  • Không bao giờ tin tưởng những dự án mà bạn được hứa hẹn trả lại số lợi nhuận cao một cách bất thường (khoảng vài chục phần trăm) chỉ trong một thời gian ngắn

2. Lừa đảo ICO (Fraudulent ICOs)

ICO là tên viết tắt của Initial Coin Offering, là một phương thức mới để huy động vốn cho tất cả các loại dự án liên quan đến blockchain bằng cách bán tiền điện tử với giá cực kỳ ưu đãi.

Các nhà đầu tư bị thu hút bởi các công ty khởi nghiệp này sẽ mua một số mã tokens dự án bằng các loại tiền tệ hoặc tiền kỹ thuật số. Những đồng tiền này được coi là mã token và tương tự như cổ phiếu của một công ty được bán cho các nhà đầu tư trong một IPO.

Bản chất của hình thức này không thực sự xấu, nhưng những kẻ lừa đảo lại lợi dụng hình thức này để lợi dụng các nhà đầu tư bằng việc tạo ra hẳn một loại tiền mã hoá mới, tạo ra các tài liệu để quảng bá, thậm chí thuê văn phòng và thổi phồng lên bằng các phương tiện truyền thông nhằm thu hút nhà đầu tư mua vào

Nổi bật nhất cho phi vụ lừa đảo ICO là Pincoin và iFan, có trụ sở tại Việt Nam với lời hứa hẹn đem lại 40% lợi nhuận hàng tháng cho các nhà đầu tư. Dự án này được cho là đã lừa hơn 30.000 nhà đầu tư với hơn 660 triệu đô la. Sau đó, cả hai sau đó đã được hiển thị là lừa đảo tiếp thị đa cấp (MLM).

Làm thế nào để phòng tránh những dự án lừa đảo ICO?

  • Nghiên cứu kỹ lưỡng các dự án ICO trước khi quyết định mua: Kiểm tra thông tin của đội ngũ đứng đằng sau dự án, sách trắng (white paper), mục đích ra mắt và công nghệ đằng sau nó cùng các chi tiết cụ thể về việc bán token.

3. Lừa đảo bơm coin (Pump & Dump Scam)

Pump & Dump là thuật ngữ chỉ việc giá một đồng tiền điện tử được bơm lên cao (pump) và sau đó đột ngột hạ xuống thấp (dump).

cach-nhan-biet-cac-chieu-tro-lua-dao-tien-dien-tu-pho-bien-hien-nay-1

Những kẻ đứng sau hình thức lừa đảo này thường thực hiện mưu đồ thao túng giá coin bằng mua vào để đẩy giá lên cao, tung các tin tức giả tác động đến giá nhằm thu hút những người mới, dễ bị tác động bởi tâm lý FOMO mua vào.

Khi giá tăng sẽ thu hút các nhà đầu tư khác tham gia đầu tư. Những người thổi giá (pumpers) sẽ nhanh chóng bán những đồng tiền ảo để kiếm lời. Các đồng tiền này sẽ giảm giá chỉ vài phút sau khi tăng giá, khiến các nhà đầu tư thuộc sóng đầu tư thứ hai thiệt hại.

Hình thức này thường được thực hiện thông qua các hội nhóm (pump & dump group) trên các ứng dụng như Telegram, Slack, IRC….

Nổi bật nhất cho hình thức lừa đảo này là năm 2018, khi giá Bitcoin bắt đầu tăng đột ngột, rất nhiều người bị cuốn vào cơn sốt đầu tư. Họ bắt đầu mua Bitcoin mà không thật sự hiểu rõ cách vận hành và giá trị của đồng tiền điện tử này. Do đó, không ít người trở thành nạn nhân của nạn lừa đảo Bitcoin năm đó.

Cách thức lừa đảo tương tự đã được thực hiện trên sàn chứng khoán bởi “Sói già Phố Wall” Jordan Belfort, người đã bị kết án về tội lừa đảo trên thị trường chứng khoán.

Làm thế nào để phòng tránh Lừa đảo bơm coin?

  • Nghiên cứu cẩn thận thông tin xung quanh bất kỳ loại tiền điện tử nào trước khi quyết định mua chúng.
  • Cảnh giác với các loại tiền điện tử có vốn hóa thị trường thấp với khối lượng giao dịch trung bình nhưng lại đột nhiên tăng giá mạnh.
  • Cẩn trọng với những tin tức trên mạng xã hội có thể đẩy giá một loại coin lên cao

4. Đánh cắp tài khoản

Việc lừa đảo sử dụng công nghệ đang ngày càng trở nên phổ biến hơn khiến nhiều nhà đầu tư không thể lường trước được.

cach-nhan-biet-cac-chieu-tro-lua-dao-tien-dien-tu-pho-bien-hien-nay-2

Bằng cách gửi email cho khách hàng, giả danh admin từ sàn giao dịch, chúng có thể đánh cắp tài khoản của bạn một cách tinh vi và dễ dàng. Cụ thể hơn, những email này thường chứa đường link dẫn bạn đến một trang web của sàn có giao diện giống hệt với sàn mà bạn thường dùng, nhưng thực chất lại là một trang ảo web lừa đảo (scam site) và tự động sao chép mọi thông tin mà bạn điền vào.

Do đó, nếu bạn bất cẩn đăng nhập thông tin tài khoản vào trang này, những kẻ lừa đảo sẽ dùng nó để truy cập vào tài khoản của bạn trên sàn giao dịch thực và đánh cắp toàn bộ số tiền của bạn trong đó.

Cách phòng tránh lừa đảo đánh cắp tài khoản:

  • Đảm bảo các đường link dẫn đến trang giao dịch mà bạn click vào là trang web chính thức của sàn
  • Tuyệt đối không click vào các liên kết đáng ngờ được gửi đến email của bạn
  • Không bao giờ tiết lộ khóa riêng tư (private key) và thông tin cá nhân khác của bạn

5. Phần mềm độc hại

Phần mềm độc hại được áp dụng trong thị trường tiền điện tử được thiết kế để có thể truy cập vào ví trên sàn (hot wallet) của bạn và rút tiền từ đó. Cụ thể, chúng sẽ theo dõi bảng ghi nhớ tạm của Windows nơi lưu trữ thông tin các giao dịch của bạn để từ đó, thay thế địa chỉ nhận tiền bằng một địa chỉ khác thuộc về kẻ lừa đảo.

Lợi dụng tính chất phức tạp và kỹ thuật cao của tiền điện tử – mà phần lớn những người tham gia không có đầy đủ kiến thức và hiểu biết, phần mềm độc hại hiện đang là một trong những vũ khí hiệu quả của những kẻ lừa đảo tiền điện tử.

Cách phòng tránh lừa đảo thông qua phần mềm độc hại:

  • Cập nhật chương trình diệt vi-rút thường xuyên để bảo vệ máy tính, điện thoại khỏi các phần mềm độc hại.
  • Không bao giờ tải xuống và cài đặt các ứng dụng, phần mềm trừ khi bạn chắc chắn 100% chúng đến từ một nhà cung cấp hợp pháp và có uy tín.
  • Tuyệt đối không mở những tập tin đính kèm đáng ngờ.

Có thể nói, lừa đảo tiền điện tử là một trong những điều đáng sợ nhất đối với các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường crypto. Trên thực tế, đã có không ít người rơi vào cạm bẫy này và mất đi số tiền vô cùng lớn. Do đó, bạn cần thực sự tỉnh táo và trau dồi thêm những kiến thức, kinh nghiệm để có thể tự bảo vệ mình trước hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi.

 
Tin tức khác:
Ngân hàng Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (27/7/2023)
Đồng coin OPV đa cấp lừa đảo (20/5/2023)
Cho vay tiền cccd tại Hà Tĩnh (4/4/2023)
Điều kiện để doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán (2/4/2023)
Hàng loạt sai phạm tại Amway Việt Nam và Thiên Ngọc Minh Uy (2/4/2023)
F88 gọi vốn 'khủng' để cho vay cầm đồ như thế nào? (19/3/2023)
Ngân hàng Nhà nước không thắt chặt tín dụng vào bất động sản (18/2/2023)
Bộ Công an cảnh báo chiêu lừa đảo của đa cấp Skyway (16/10/2022)
Đa cấp huy động vốn, tiền ảo ráo riết đi “lùa gà” TP Vinh Nghệ An (16/10/2022)
Cảnh giác với mô hình đa cấp Crowd1 TP Vinh Nghệ An (16/10/2022)
Danh sách các Ngân hàng tại TP Vinh Nghệ An (17/4/2022)
Lãi suất vay trả góp tại TP Vinh Nghệ An mới nhất (17/4/2022)
Lion Group lừa đảo (24/1/2021)
Tài chính HD 86 (24/1/2021)
Hỗ trợ tài chính Vinh Nghệ An (24/1/2021)

Dịch vụ hỗ trợ tài chính  VPBank FC Nghệ An
Địa chỉ: Đường Cao Thắng, TP Vinh, Nghệ An
Điện thoại: 0915.050.067
Email: [email protected]
Website: http://taichinhnghean.com

Tin tức
  • Ngân hàng Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
  • Đồng coin OPV đa cấp lừa đảo
  • Cho vay tiền cccd tại Hà Tĩnh
  • Điều kiện để doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng
  • Hàng loạt sai phạm tại Amway Việt Nam và Thiên Ngọc Min
  • F88 gọi vốn 'khủng' để cho vay cầm đồ như thế nào?
  • Ngân hàng Nhà nước không thắt chặt tín dụng vào bất độn
  • Bộ Công an cảnh báo chiêu lừa đảo của đa cấp Skyway
  • 0915.050.067